#owd
Nếu sợ mình không đủ giỏi khi làm điều gì đó, liệu mình có làm điều đó không?
Dạo này mình đang học lái xe. Mình sợ đủ thứ, sợ chạy xe trên đường cao tốc, sợ mắc sai lầm, sợ thầy mắng khi mình lóng ngóng và khi đầu óc mình bỗng „tiếp thu ngoại ngữ“ chậm hơn bình thường.
Nhưng mình vẫn phải học, vì mình cần có giấy phép lái xe và cần biết lái xe. Và hai điều này chỉ có được, khi mình đối diện với nỗi sợ bằng cách tiếp tục ra đường tập lái xe, sẵn sàng cho việc đạp chân ga lên tới mức mình chưa từng tới, xử lý những tình huống mình chưa từng gặp, tiếp tục mắc sai lầm và bị thầy giáo mắng. Chỉ như vậy, mình mới học và tiến bộ và mới chạm gần hơn cái đích mình muốn đến.
Tương tự với việt viết lách, nếu không cần viết, mình không thầy cần phải quan tâm đến bất kỳ nỗi sợ nào. Nhưng nếu cần viết, cách duy nhất để hoàn thành một bài viết là viết.
Có một thực tế rằng mình sẽ không bao giờ đủ giỏi cho bất kỳ điều gì. Và dù mình chọn thái độ nào, sợ hay không sợ, điều hiển nhiên này vẫn hiện hữu ở đó. Thay vì để nỗi sợ hạn chế bản thân mình, mình thường xác định tiêu chuẩn (standard) bài viết qua tiêu chí (indicators) và thang đo (range of value) cụ thể. Sau đó mình viết, viết đến khi nào mình đạt được tiêu chuẩn đó thì mình biết là đủ. Khi mình nỗ lực hết sức và gắn kết việc viết lách với những gì mình thật sự cần, mọi sự đánh giá từ bên ngoài cũng chỉ mang tính tham khảo, quan trọng là bên trong mình biết mình đã làm gì.
Ví dụ, như đã nhắc ở bài số 2, „tiêu chí (tiêu chuẩn) quan trọng nhất để mình quyết định hoàn thành một bài viết là tính chân thực về nội dung. […] Khi viết, mình kể lại một câu chuyện từ góc nhìn cá nhân. Mình muốn những lời mình viết ra phản ánh đúng màu sắc của câu chuyện đó và đúng mức độ cảm xúc mà mình dành cho câu chuyện đó.“ Ở đây, tính chân thực là tiêu chuẩn của mình với hai tiêu chí là màu sắc của câu chuyện (ví dụ của thang đo, tích cực – tiêu cực, tươi vui – rầu rĩ, sự thật của tình tiết, v.v.) và mức độ cảm xúc cá nhân (ví dụ, có đúng là mình đã mừng/ giận dữ/ vui đến vậy không? - Ở đây, thang đo là mức độ có đến không có). Điều này mình đúc kết qua hành trình viết lách cá nhân và phản ánh lại qua những gì mình biết từ việc nghiên cứu khoa học, có thể không đúng với tất cả, nhưng là cách mình đã luôn làm để hoàn thiện những gì mình viết.
Đọc thêm về chủ đề: https://www.facebook.com/groups/onwritingdaily/posts/359888315781316/
Bài viết trước
Bài viết sau