#owd
Câu hỏi của ngày đầu tiên là trích lại một nhận định mà mình thích trên một tờ báo và thử liên hệ nhận định này với chuyện viết lách.
Bài viết hôm nay của mình được tìm ý từ đoạn nói chuyện „Có phải trí tuệ nhân tạo đã trở nên quá thông minh?“ trên kênh The Daily của tạp chí The New York Times. Buổi nói chuyện xoay quanh ChatGPT - một mô hình trí tuệ nhân tạo cho phép người dùng tạo ra các đoạn văn bản bằng cách nhập lệnh dưới dạng mô tả. Đây là mô hình mới đang rất được quan tâm gần đây và có nhiều ứng dụng.
Sau khi được khách mời giới thiệu và cùng dùng thử, host của buổi nói chuyện đã rất hứng thú với khả năng của ChatGPT về việc đưa đáp án nhanh, đa dạng, đặc biệt cho câu hỏi mở. Anh hỏi khách mời rằng, tôi thấy ChatGPT làm được rất nhiều việc, vậy liệu nó có hạn chế nào không?
Khách mời không trả lời ngay vào câu hỏi mà đưa ra hai ý chính: những câu hỏi không thể được trả lời và những câu hỏi sẽ không được trả lời. Thứ nhất, do hạn chế về công nghệ và dữ liệu, ChatGPT có thể đưa ra câu trả lời không chính xác. Chẳng hạn, thực tế người dùng đã có những phản hồi về độ chính xác liên quan đến các câu hỏi về vật lý. Thứ hai, những câu hỏi khuyến khích những hành động trái pháp luật hoặc phân biệt chủng tộc sẽ không được trả lời, ví dụ về việc chế tạo bom hoặc về Nazi. Theo nhà phát triển, đó là sự sử dụng công nghệ sai mục đích.
Mình thích cách trả lời của vị khách mời vì họ không liệt kê đáp án mà nêu ra lý do cho đáp án với một cấu trúc rõ ràng. Bằng cách này, người hỏi có thể tiếp tục „suy tư“ để đưa ra thêm đáp án hoặc câu hỏi mới. Việc viết lách đối với mình cũng vậy. Không chỉ là viết ra điều mình đang quan tâm, mà là trong quá trình viết, mình mong muốn sắp xếp những mối quan tâm này theo một trật tự, để tạo cơ hội cho mình hiểu chúng đến từ đâu và quan trọng là có thể dẫn dắt mình đến đâu.
Đọc thêm về chủ đề: https://www.facebook.com/groups/onwritingdaily/posts/354756326294515/
Bài viết trước
Bài viết sau